11/2/08

Chuyện lạ

Những chuyện lạ về ... sinh nở !!!!


Động vật nằm trong bụng
Một bé trai người Anh cùng một bạn nhỏ khác chơi đùa bên bờ hồ, có một người đánh cuộc nuốt sống 1 con nòng nọc. Hai tháng sau, em bé thấy đau bụng, các bác sĩ chụp phim kiểm tra phát hiện trong dạ dày có vật lạ to bằng nắm tay. Các bác sĩ dùng kính soi dạ dày, kinh ngạc khi nhìn thấy trong dạ dày có đôi mắt to nhìn thẳng vào kính. Sau khi mổ, từ trong dạ dày họ lấy ra 1 con ếch sống nặng 0,36 kg.

ở một vùng núi cách - thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ 120 km có một bé gái 15 tuổi tên là Intili. Năm năm trước, cháu uống nước sông có trứng rắn, trứng rắn lớn dần trong ổ bụng. Năm năm sau đi khám bệnh, từ trong bụng cháu, các bác sĩ lôi ra được 3 con rắn dài 30 cm, chúng quấn tròn với nhau.

Thiếu phụ đẻ ngọc trai
Một nữ công nhân Nhật tên là Michi lấy chồng năm 1986 và có thai trong năm, khi khám thai, các bác sĩ phát hiện trong tử cung không có bào thai mà có dị vật, sau khi phẫu thuật lấy ra được một viên ngọc trai nặng 1,36 kg. Các bác sỹ cho rằng khi có thai, cô ăn quá nhiều chất có chứa canxi.

Đàn ông mang quái thai
Bên thắt lưng của một người đàn ông 40 tuổi người Ấn Độ tên là Khatamala bỗng chui ra một người khác, có tay, có đầu. Các bác sĩ chẩn đoán, trong tử cung của bà mẹ của người mới chui ra vốn có 2 thai nhi, nhai nhi này vẫn không chui ra được và sống ký sinh 40 năm, cho đến khi trưởng thành hoàn toàn mới chịu tách ra, 'người ký sinh' này nặng 20 kg.

Ở huyện Quang Sơn, tỉnh Hà Nam Trung Quốc có 1 nam thanh niên 16 tuổi tên là Trần Ba, tháng 10 năm 1989, các bác sĩ lấy ra từ trong bụng một bào thai ký sinh hình trụ tròn, nặng 0,5 kg, có 4 chiếc răng hàm, khoảng 20 gr tóc.

Bào thai sống trong băng tuyết 600 năm
Một phụ nữ mang thai khoảng hơn 20 tuổi bị tuyết ở vùng lạnh giá nhất nước Nga vùi sâu trong hơn 600 năm, khi bới được lên, các bác sĩ cho sưởi ấm, làm tan băng giá, sau khi chiếu X-quang, phát hiện trong thi thể nạn nhân có bào thai khoảng 7 tháng tuổi. Sau khi mổ, các bác sĩ lấy ra được một thai nhi vẫn đang trong trạng thái đóng băng, nặng 3,7 kg, được các hộ lý chăm sóc, các cơ quan trong cơ thể hoạt động trở lại, tim thai bắt đầu đập, thai nhi sống được 72 giờ rồi chết. Đây là kỳ tích trong lịch sử y học thế giới.

Mảnh đạn 'bà mối'
Trong thời kỳ chiến tranh Nam-Bắc ở Mỹ, vào ngày 12/05/1863, trong một trận giao chiến, một người lính trẻ tên là K. Koli bị mảnh bom chém vào dương vật, một tinh hoàn bay mất. Cũng lúc đó, bên cạnh có một cô gái 17 tuổi lên là Tanila cũng bị mảnh đạn làm thủng bên trái bụng. Sau 278 ngày, cô gái sinh được một bé trai khỏe mạnh nặng 3,6 kg. Sự kiện này gây ra nhiều điều nghi ngờ, oán trách. Sau đó 3 tuần, các bác sĩ phát hiện trên thân thể của đứa bé ẩn giấu một mảnh đạn nhỏ. Qua phân tích, kiểm định cho thấy, đây chính là mảnh bom đã mang theo một tinh hoàn trái của K. Koli, rồi chui vào buồng trứng của Tanila, làm cô mang thai. Về sau do sự tác thành, vun đắp của các bác sĩ, hai người nên vợ nên chồng.
Bé gái mang 4 quốc tịch
Một phụ nữ Pháp kết hôn với một đàn ông Venezuela, trong một chuyến du lịch, họ sinh 1 bé gái. Theo quy định của pháp luật 2 nước Pháp và Venezuela 'lấy quốc tịch theo huyết thống của cha mẹ', tất nhiên con gái của họ mang quốc tịch 2 nước. Nhưng điều thật may mắn, cháu bé gái lại ra đời trên một chiếc máy bay của công ty hàng không Mexico, theo quy định quốc tịch của Mexico, bất kể đứa nào dù ra đời trên máy bay, tàu thuyền của họ, đều được coi là người Mexico. Điều càng thú vị hơn là, chiếc máy bay này đang bay trên bầu trời nước Anh, cũng theo quy định của luật quốc tịch nước Anh, bất kể ai ra đời trên nước Anh hay trên các khu vực thuộc địa khác, đều là công dân nước Anh. Do vậy, cháu bé gái này sẽ mang quốc tịch của cả 4 nước: Pháp, Venezuela, Mexico và Anh.

Đứa bé nhỏ nhất
Tháng 5 năm 1983, một phụ nữ người Italia 24 tuổi tên là Malilaina, sau 5 tháng mang thai sinh được một con gái, toàn thân dài có 31 cm.

Năm 1969, Hạ Kiện Toàn, người huyện Kim Đường, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc cũng sinh được một đứa con chiều cao chỉ 15 cm.

Đứa bé nhẹ nhất
Tháng 10 năm 1983, một phụ nữ Ba Lan tên là Elena sinh được một con gái, nặng có 410 gr. ở Trung Quốc cũng có phụ nữ sinh được 'bé gái bỏ túi' nặng có 250 gr.

Nhiều con nhất
Tháng 07/1977, một phụ nữ Hy Lạp tên là Khatali, một lần sinh hạ 8 con; Tháng 12/989, một phụ nữ ở Trường Xuân, Trung Quốc đẻ một lần 8 con. Tháng 04/1993 ở Thuỵ Điển, một phụ nữ đẻ một lần 15 con. Tháng 11/1994, một phụ nữ ở bang Rhode Island, đông bắc nước Mỹ một lần đẻ 17 con, lập kỷ lục thế giới.

Người mẹ nhiều con nhất
Một phụ nữ 54 tuổi, người Chile, sau 36 năm kết hôn đã sinh đẻ 36 lần. Một phụ nữ khác cũng người Chile 62 tuổi đẻ 54 con, toàn sinh đôi và sinh ba, điều không may là có 11 đứa con chết vì đẻ trong lúc động đất. Một phụ nữ người Nga đẻ 69 con, trong đó có 16 lần sinh đôi, 7 lần sinh 3, 4 lần sinh tư, tất cả đều khôn lớn thành người. Một phụ nữ người Italia, năm 1984 sinh đứa con thứ 73 khi 'vừa tròn' 58 tuổi. Bà ta lấy chồng năm 15 tuổi trong 43 năm bà đẻ 13 lần sinh một, 16 lần sinh đôi, 8 lần sinh ba và một lần sinh tư. Đây chỉ là những trường hợp cá biệt.

--------------------------------------------------------------------------------
Kết hôn vì tình yêu, chết vì 'danh dự gia đình'

Jassi và Mithoo.
Từ cộng đồng Punjab ở Vancouver, bà mẹ của Jaswinder Kaur Sidhu ra lệnh cho một người ở bên kia đại dương qua điện thoại di động: "Hãy giết nó". Sau chỉ thị, cái chết của cô gái xinh đẹp 25 tuổi đã phục hồi danh dự gia đình.

Với giả thiết trên, cảnh sát Ấn Độ ra lệnh bắt và tìm cách dẫn độ mẹ của Sidhu, Malkit Kaur Sidhu, và ông bác Surjit Singh Badesha. Tuy nhiên, hai năm đã qua, Sidhu và Badesh không bị bắt, cũng không bị dẫn độ. Thông qua luật sư, cả 2 bác bỏ cáo buộc.

"Chúng tôi cho rằng không có tội danh hình sự nào sẽ sớm được đưa ra", trung sĩ Rhonda Stoner thuộc lực lượng cảnh sát Hoàng gia Canada cho biết. "Bạn phải có bằng chứng trực tiếp và nhân chứng để lấy xác nhận. Bạn phải có bằng chứng để chứng minh một tội danh hình sự... Ở thời điểm này, chúng tôi không có những điều đó. Thật rắc rối khi một người rời nước chúng tôi rồi bị giết".

Phần lớn chi tiết vụ việc vẫn là một bí ẩn ở Canada. Bất chấp tất cả những tiến bộ ở nền văn hoá đất nước Bắc Mỹ này, bất chấp các đạo luật về nhân quyền và phụ nữ luôn được ưu tiên, cảnh sát và các chuyên gia cho biết, Jaswinder Kaur Sidhu (thường gọi là Jassi) là nỗi tức giận của gia đình quyền lực Jat Sikh, sau khi cô kết hôn với người đạp xe xích lô nghèo đến từ ngôi làng quê mẹ mà không được người nhà cho phép. Và mặc dù cô sống ở vùng ngoại ô, làm việc trong một cửa hàng nhỏ và đã có quy chế công dân Canada, cảnh sát cho biết quốc tịch Canada không thể cứu cô khỏi một trong những hành động độc ác cổ hủ và kém hiểu biết: giết vì danh dự.

Gia đình Jat Sikh, chuyển tới Canada hồi thập kỷ 1970, hầu như không công bố chi tiết nào với báo giới. Họ tỏ ra đau buồn với cái chết của cô gái và buồn vì những cáo buộc. Badesha, bác của nạn nhân, cho biết gia đình phản đối cuộc hôn nhân vì người chồng đến từ ngôi làng quê mẹ Jassi và có cùng tên họ, có nghĩa là cưới một người trong gia tộc. "Điều đó là không thể chấp nhận trong nền văn hoá của chúng tôi. Nhưng chúng tôi không giết Jassi", ông khẳng định.

Cũng giống như một câu chuyện cổ xưa về tình yêu bị cấm đoán, có một rào cản, một gia đình giàu có và một gia đình nghèo khó, mối nghi ngờ, thuốc ngủ gây độc và sự ngăn chặn không cho hai con người chung sống với nhau.

"Yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên"

Tại Ấn Độ, Sukhwinder Singh Sidhu, thường gọi là Mithoo, hồi tưởng lại mối tình đầu. Đó là một buổi chiều tháng 12/1994, khi anh lần đầu tiên gặp Jassi ở làng Jagraon, khu vực Punjab, tây bắc Ấn Độ. "Chúng tôi đi qua nhau và nhìn nhau", Mithoo nhớ lại. "Cô ấy mặc chiếc váy truyền thống. Cô ấy đi cùng ông anh họ, còn tôi thì một mình".

Mithoo nói chuyện ở sân ngôi nhà khiêm tốn ở Konke Kalan, với bức ảnh Jassi đeo vòng cô dâu treo trên thân cây và bức ảnh chụp hai người với phông là ngôi đền Taj Mahal. Thời gian đôi vợ chồng ở bên nhau thật ngắn ngủi.

"Đó là tình yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên", Mithoo cho biết. "Không ai nói một lời nào. Rồi tôi lấy đủ can đảm và tới gặp anh họ của Jassi. Anh ấy cho biết Jassi đang sống ở nhà bác bên mẹ. Khi đó, tôi không biết cô ấy đến từ Canada".

Mithoo trở về nhà, lòng bối rối. Đêm đó, anh ngồi ngoài sân, nhìn lên ngôi nhà của bác Jassi, ngôi nhà lớn ở cạnh nhà mình. "Rồi cô ấy bước ra, đứng trên bậc thềm và nhìn về phía tôi", Mithoo nhớ lại. Rồi cô ấy trở vào nhà, một lát sau ra khỏi cửa, đi xe scooter cùng anh họ. Ông anh xuống xe, và Jassi đi về hướng nhà Mithoo, rồi dừng lại nửa đường, giả đò xe bị chết máy. Mẹ tôi nghe thấy tiếng Jassi đề nghị giúp đỡ và bảo tôi ra giúp cô. Tôi tới và chào cô. Tôi hỏi điều gì đã xảy ra. Cô nói chiếc xe không khởi động. Tôi xem xét chiếc xe và hiểu rằng nó chẳng làm sao cả".

Đó là lần đầu tiên cả hai gần gũi. Jassi mặc quần jean màu xanh và áo phông đen. "Cô ấy hỏi tên tôi và nói chưa từng gặp tôi. Jassi hỏi tôi làm gì. Tôi nói tôi chơi Kabaddi, một trò chơi phổ biến ở Ấn Độ và thỉnh thoảng lái xích lô". Mithoo, khi đó 18 tuổi, chưa bao giờ nói chuyện với một cô gái ở khoảng cách gần đến như vậy và cảm thấy run rẩy. Anh không thể nói lưu loát. Tiếng Punjabi của Jassi cũng không trôi chảy. 3 ngày sau đó, cả 2 đã có nhiều thời gian bên nhau hơn tại nhà của một người bạn.

"Chúng tôi ngồi ở phòng khách và nói chuyện. Cô ấy nói không muốn trở lại Canada. Cô ấy bảo thích tôi. Và cô ấy đã quyết định tôi sẽ là tất cả với cô ấy. Tôi cũng muốn thú nhận cảm giác của mình với Jassi", Mithoo thổ lộ. "Tôi nói rằng tôi nghèo, nhưng tôi yêu cô ấy rất nhiều... Tôi nói cả 2 không hợp nhau, cô ấy ở Canada, còn tôi ở Ấn Độ. Cô ấy giàu, tôi thì nghèo. Cha mẹ chúng tôi sẽ phản đối". Vừa lúc đó, tiếng nhạc đám cưới vang lên từ xa.

Thời gian tìm hiểu

Trong hai năm, Jassi và Mithoo nói chuyện bằng điện thoại và viết thư tình. Cô viết bằng tiếng Anh (và ai đó sẽ dịch hộ Mithoo). Trên điện thoại, cả hai cùng khóc. Mithoo muốn bán đất đai và chuyển sang Canada.

Vào thời điểm đó, mẹ của Jassi muốn cô lấy chồng. Jassi nói cô muốn về Ấn Độ tìm bạn đời. "Khi cô ấy trở lại, chúng tôi thường gặp nhau vào buổi tối", "Tôi đứng ở bên ngoài phòng cô ấy và cả 2 nói chuyện qua cửa sổ. Cô ấy luôn nói: 'Hãy đưa em đi. Gia đình sẽ bắt em lấy một người lạ'. Tôi thấy rằng mình đã quá liều lĩnh khi cưới cô ấy".

Được bà bác thông cảm với cảnh ngộ, cả 2 cùng lên kế hoạch. Mithoo thường mang thuốc ngủ tới, và bà bác trộn thuốc với thức ăn vào bữa tối để đảm bảo rằng mọi người sớm buồn ngủ. Khi đó, chàng trai trèo qua tường, bước vào nhà sau 11 giờ đêm và gặp Jassi trong phòng riêng. Cô ôm anh và khóc nhiều. Cô thường nói: "Em không muốn trở về với cha mẹ".

Họ quyết định lấy nhau nhanh :Dng và bí mật. Jassi trốn đi bằng cách nói với cha mẹ, khi đó đã tới Ấn Độ để giúp cô tìm chồng, rằng cô định đến nhà một người họ hàng. "Cô ấy đến gặp tôi... Các bạn tôi làm nhân chứng. Cô ấy mặc một chiếc váy truyền thống màu đỏ. Chúng tôi đã mang một chiếc vòng đỏ cho Jassi. Cô đeo một ít đồ trang sức bàng vàng. Đó là một đám cưới giản dị, trong khoảng 30-45 phút. Thày tu hỏi tại sao không có người lớn tuổi. Tôi nói tôi đang ở thăm. Rồi cả 2 tới thành phố Ludhiana, rồi bang Chandigarh và ở các khách sạn khác nhau".

Khi Jassi trở về Canada cùng cha mẹ, họ đã nghi ngờ về lần vắng mặt của con gái. "Khi họ sắp rời đi, họ bắt đầu đe doạ tôi và bảo tôi phải rời xa Jassi", Mithoo kể lại.


Mithoo (ngoài cùng bên trái) với mẹ và em trai trước cửa nhà riêng tại làng Konke Kalan.
Về nhà, Jassi xin visa để Mithoo nhập cư và gửi giấy tờ cho chồng. "Khi giấy tờ đến nơi, cha mẹ tôi phát hiện ra. Tin đồn ở khắp làng. Rồi ai cũng nói về chuyện đó. Mẹ tôi rất tức giận vì tôi đã không để người lớn tham gia vào quyết định lấy vợ".

Cha mẹ Jassi tìm thấy thư của Mithoo và giấy nhập cư và đốt chúng. Họ đệ đơn kiện chàng trai lên cảnh sát Ấn Độ, với lý do Jassi bị bắt cóc và bị ép buộc phải lấy chồng. "Họ còn nói với cô ấy phải rời bỏ tôi, nếu không tôi sẽ bị giết", Mithoo cho biết.

Cảnh sát Ấn Độ bắt đầu truy đuổi Mithoo, nhưng khi đó anh lẩn trốn. "Tôi gọi cho Jass để hỏi chuyện. Cô ấy nói với tôi sự thật", anh nhớ lại. "Jass thậm chí còn gửi fax cho cảnh sát Jagraon để thông báo đó là một vụ việc không đúng sự thật và cô đã tự nguyện lấy chồng. Tuy nhiên, cảnh sát muốn cô trực tiếp đến để rút bỏ vụ việc".

Tại Jagraon, Mithoo nhận những cú điện thoại đau khổ của Jassi từ nửa vòng trái đất. Cô cho biết đang bị giam trong nhà mà không được ăn uống gì. Với sự giúp đỡ của một người bạn, Jassi vay tiền và bay tới Ấn Độ. Đó là ngày 12/5/2000. Cô cùng Mithoo đến cảnh sát Jagraon rút đơn kiện của cha mẹ. Mẹ Jassi phát hiện được nơi cô đang ở. "Mẹ cô ấy gọi cho con gái và nói nhẹ nhàng với cô ấy... Rồi bà muốn nói chuyện với tôi", Mithoo kể lại. "Ban đầu tôi từ chối, nhưng bà cứ liên tục gọi điện để nói chuyện với tôi... Bà nói: 'Cậu đã làm một điều không hay. Cậu không biết sức mạnh của gia đình của chúng tôi'. Tôi nói điều gì xảy ra đã xảy ra. Nhưng bà cứ nói đến danh dự gia đình". Mithoo không nói với Jassi về nội dung các cuộc điện thoại, và cô vẫn tin rằng mẹ đã tha thứ cho mình.

Một buổi tối tháng 6, cả hai tới hiệu giặt khô. "Tôi không có ôtô, nên chúng tôi đi bằng scooter. Cô ấy rất vui vẻ. Chúng tôi đi mua đồ cho tiệc cưới, rồi ăn tối trong nhà hàng. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bị tấn công. Tôi nghĩ có lẽ họ chỉ kết tội nhầm mà thôi... Tôi chưa bao giờ tưởng tượng ra mọi chuyện sẽ dẫn đến một vụ giết người".

Tội ác

Cảnh sát cho biết, vụ giết Jassi được lên kế hoạch tỉ mỉ. Lý do là cô con gái đã gây ô nhục cho gia đình. Theo nhà chức trách, ngày 8/6/2000, Jassi bị bắt cóc, đánh đập rồi bị những kẻ giết người thuê đâm chết.

11 người bị cáo buộc trong vụ giết người, trong đó có một thanh tra cảnh sát. Cảnh sát Punjab cho hay họ đã ghi lại những cuộc điện thoại giữa các nghi phạm với nhà riêng mẹ Jassi ở Canada. Các nghi phạm cũng cho biết chính mẹ Jassi đã ra lệnh. Cảnh sát còn cho biết bác của Jassi, một nhà lãnh đạo nổi tiếng trong cộng đồng ngưòi Sikh ở Columbia, trả 500.000 rupee, tương đương với khoảng 10.800 USD, cho vụ giết người. Khoản tiền được đưa cho thanh tra cảnh sát Joginder Singh, hiện không còn làm việc trong lực lượng an ninh. Armardeep Singh Rai, sĩ quan cảnh sát quận Sangrur (Punjab), cho biết gia đình Jassi tiếp cận cảnh sát. Anh ta móc nối họ với những kẻ đâm thuê chém mướn. Anh ta còn cung cấp xe cho chúng.

Tháng 5/2002, Toà án tối cao Punjab ra lệnh giải quyết vụ việc, dù hai nhân vật chính chưa bị giam. Rai cho biết đó là mẹ và bác đằng mẹ của nạn nhân ở Canada. Họ chưa bị xét xử. Họ phải bị đưa về Ấn Độ.

Rai cho biết cảnh sát Ấn Độ, hợp tác với Interpol, chính thức đề nghị dẫn độ cách đây 2 năm. Tuy nhiên, Ấn Độ áp dụng án tử hình nên Canada không đáp ứng yêu cầu. Lực lượng an ninh đất nước Nam Á đang xem xét lại đề nghị dẫn độ, lập luận bác và mẹ cô gái không phải là bị cáo chính. "Họ là chủ mưu. Họ không giết. Họ không phải là kẻ giết người. Họ không phải là thủ phạm. Kẻ chủ mưu không phải chịu án tử hình".

Được hỏi về chiến lược mới này, phát ngôn viên Bộ Tư pháp Canada từ chối trả lời mà chỉ nói những đề nghị đó phải được giữ bí mật.

Động cơ

Để hiểu tại sao môt phụ nữ lại giết chính con gái mình, Rai cho rằng, người ta phải hiểu rằng bà mẹ đó "là sản phẩm của việc bà được sinh ra và lớn lên trong một ngôi làng có truyền thống hà khắc về đẳng cấp, tầng lớp và danh dự gia đình". Thậm chí người phụ nữ này còn áp dụng truyền thống khắc nghiệt hơn và hy vọng con gái sẽ tiếp tục. Tuy nhiên, Jassi không như vậy. "Cô con gái là sản phẩm của một nền văn hoá khác, một kỷ nguyên khác... Bà mẹ và ông bác muốn cô gái ở Canada, nhưng cô gái không chịu. Điều này là không thể chịu đựng được. Điều đó làm gia đình bẽ mặt", Rai nói.

Deviender Dillon, giám đốc điều hành Đài phát thanh Punjab, cho rằng cảnh sát muốn những kẻ giết Jassi phải bị trừng trị. "Đám cưới do xếp đặt là thông thường ở cộng đồng người Punjab và Hindu ở Vancouver", Dillon nói. "Họ thích các đám cưới xếp đặt hơn là hôn nhân vì tình yêu. Thanh niên được sinh ra ở đây không bao giờ tới Ấn Độ... Có một cuộc xung đột ký kiến và tư tưởng".

Công lý

Mithoo khóc. "Vết thương lòng của tôi chỉ lành khi những kẻ phạm tội bị trừng trị", anh nói. Mithoo kể về đêm Jassi bị giết. Họ đang đi trên chiếc scooter thì thấy một ôtô đỗ ở phía trước, nó có vẻ là bị hỏng. Thế rồi có hai người đàn ông tiến đến Jassi và Mitho, mang theo kiếm và gậy chơi hockey. Họ đẩy Mithoo và đánh vào đầu Jassi. Mithoo ngã khỏi xe. Sau đó, 4-5 kẻ tới dùng kiếm và gậy tấn công anh. Một kẻ túm lấy Jassi và cô thét "Cứu với!". Mithoo không thể nhìn rõ. Anh cố gượng dậy nhưng không thể. Những gã đàn ông ném Jassi lên ôtô và để lại Mithoo trên đường. Người ta tìm thấy thi thể Jassi 3 ngày sau ở một trang trại. Cổ họng của cô bị rạch.

"Tôi muốn chúng bị trừng phạt. Chúng phải chết: Những kẻ tiến hành và những kẻ ra lệnh. Bà ta là ma quỷ, chứ không phải là người mẹ. Loại mẹ nào lại giết con gái mình, giọt máu của chính mình?", Mithoo phẫn nộ.

Mithoo cho biết anh đã chết từ ngày Jassi ra đi. "Tại sao Canada chưa bắt bà mẹ và ông bác? Tại sao họ không bị dẫn độ tới Ấn Độ? Tôi không gây tội ác. Tội của tôi là yêu... Tôi không tiếc vì đã yêu cô ấy. Tôi chỉ tiếc rằng cô ấy đã chết thay tôi".

Đám cưới làm cả Paris sững sờ :blink:


Để gả con, một ông vua ngành thép Ấn Độ đã biến thành phố hoa lệ Paris thành thủ đô của 1.001 đêm trong 5 ngày liền. 55 triệu USD (866,25 tỉ đồng VN) là tổng chi phí của đám cưới kỳ lạ này.

Đây không phải là lần đầu ông Lakshmi Niwas Mittal, người được mệnh danh là “vua thép Ấn Độ” gả con hay cưới dâu. Năm 1998, ông đã từng làm đám cưới cho con trai tại hội trường tưởng niệm Victoria ở Calcutta.

Vanisha (23 tuổi) con gái rượu của Mittal rất được cưng chiều. Chàng rể Amit Bhatia( 25 tuổi), tốt nghiệp Trường Đại học Cornell là giám đốc ngân hàng Credit Suisse, đồng thời là đội trưởng đội cricket của ông Mittal. Không thể không tổ chức rình rang cho xứng đáng với tầm cỡ “vua thép”. Và bởi vì ông không thể tổ chức tại quê nhà nên ông đã chọn Paris vì ông rất ngưỡng mộ vua Louis XIV...

55 triệu USD đối với Lakhsmi Niwas Mittal, nhà sản xuất thép lớn thứ hai trên thế giới, không là gì. Sinh ra ở một làng quê không điện, không nước thuộc bang Rajasthan, Mittal có người cha làm nghề sản xuất thép. Nhà máy thép của cha ông lúc đó sản xuất 20.000 tấn/năm, chỉ bằng mức sản xuất trong một ngày của nhà máy ông hiện nay. Ông còn là chủ mỏ đồng ở Zambia, sở hữu một đội tàu hàng hải, một “đế chế” công nghiệp ở Kazakhstan, nhiều đài truyền hình cáp, nhiều công ty Internet, nhiều công trình đầu tư ở Trung Quốc. 120.000 gia đình thuộc 45 quốc tịch đang sống nhờ các công ty của ông. Danh sách khách hàng của ông có tên 5.000 khách hàng ở 120 nước. Tài sản của ông, ước tính vào khoảng 5 tỉ euro đứng hàng thứ 5 ở Anh, nơi mà ông sống thường xuyên nhất. Một số người coi ông là thiên tài, nhiều người khác gọi ông là “hiệp sĩ công nghiệp”. Mới đây ông mua một tòa lâu đài ở gần Điện Kensington của cố công nương Diana và gần lâu đài của quốc vương Brunei. Lâu đài này rất rộng, riêng nhà xe có thể chứa 20 chiếc Rolls-Royce. Hồ bơi toàn đá quý. Tòa lâu đài vốn là tài sản của một nhà tài chính Iran, tu sửa từ năm 1990 và rao bán hoài mà không thấy ai mua vì giá nó quá đắt: khoảng 100 triệu euro. Có thể nói thuộc vào loại đắt nhất thế giới.

Đám cưới được tổ chức vào ngày 28/11/2003. Một trung đoàn người nhà của ông Mittal được chở từ Ấn Độ sang Pháp để trông coi 1.000 công nhân xây dựng những công trình đồ sộ. Công trình đáng nói nhất là một tòa lâu đài bằng gỗ chạm khắc rất công phu cao 10 m dài 40 m, xây dựng tại công viên Saint-Cloud theo mẫu cái đã bị quân Phổ đốt vào năm 1870. Ông Mittal còn thuê cùng một lúc lâu đài Versailles (để tổ chức lễ hỏi), lâu đài Vaux-le-Vicomte (để tổ chức đám cưới theo nghi lễ Hindu trong một đền thờ xây mới tại đây) và khu vườn Tuilleries để đãi khách. Tất cả những nơi này đều được bài trí lại theo yêu cầu của kịch bản đám cưới. Nặng nhất là khâu hậu cần. 6 chiếc máy bay Boeing của hãng hàng không Ấn Độ đã được thuê để chở 2.800 người, trong đó có 1.500 khách mời chính thức từ các đối tác làm ăn, các nhà quý tộc Anh, các thành viên cao cấp Ấn Độ đến các chính khách và ngôi sao nghệ thuật trong đó có nữ danh ca Kylie Minogue hát giúp vui. Trong suốt cái đám cưới 5 ngày 4 đêm ấy, bắt đầu từ ngày 22/6, cư dân Paris ở trên đường Rivoli không sao ngủ được còn lâu đài Versailles thì đóng cửa.

Trong 4 đêm đãi khách đó, 6.000 bữa ăn đã được dọn ra. Một maitre d’hôtel thú nhận, trong 30 năm làm nghề, ông chưa từng thấy một đám cưới nào đãi nhiều rượu vang quý hiếm như thế: 5.000 chai mouton-Rothschild 1986, 3.800 chai moet-et-chandon, 2.300 chai dom-perignon 1996. Riêng để phục vụ 300 thực khách ăn chay, một chuyên gia Anh được thuê để nấu các món chay chở từ London sang Paris. Hằng ngày, các thực khách nườm nượp đến từ Bombay, New Delhi, London. 600 phòng của khách sạn Scribe và Grand Hotel International đã được thuê để phục vụ khách.

Cô dâu ở riêng một phòng còn chú rể ở riêng một phòng. Họ chỉ được phép động phòng vào ngày cuối cùng theo phong tục Hindu. Đối với cô dâu, ngày cưới này là một kỷ niệm đẹp như mơ. Lễ hỏi được tổ chức trong tiếng nhạc opéra khơi gợi lại bầu không khí đám cưới của Marie-Antoinette với vua Louis XVI, còn lễ cưới được tổ chức tại Vaux-le-Vicomte theo nghi thức Hindu. Tất cả đều làm lu mờ đám cưới hoàng gia mới đây của hoàng tử Felipe với người đẹp Letizia. Đám này chỉ tốn có 29 triệu euro.

Không có nhận xét nào: